Skip to main content


Constitutions

of

the Association in order to become

Apostolic Society

Sisters of St. Therese of the Child Jesus

 

   

HIẾN PHÁP

HIỆP HỘI / TU ĐOÀN

NỮ TU THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

 

  

Trụ sở chính tại

Giáo phận Portland, Oregon

Hoa K

  

 

Năm 2005

 

 

 

CHƯƠNG I

NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG

 1. Bản chất

  1. Việc thành lập Hiệp Hội: Cộng đoàn Nữ Tu Thánh Têrêsa Hài Đồng được khởi xướng do Phó Tế Gioan Maria Têrêxa Vũ Thành An từ ngày 1 tháng 10 năm 2005. Cộng đoàn này là Hiệp Hội Tư với danh xưng là Hiệp Hội Nữ Tu Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (NTTTTHĐG)

 

  1. Danh xưng: Hiệp Hội này được  thiết lập như Hiệp Hội với dự kiến sẽ trở nên Tu Đoàn Tông Đồ Nữ Tu Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu  (NTTTHĐG) thuộc Giáo Phận (GL 589). (Public Association of the Faithful with private vows in order to become a Society of apostolic life called Sisters of St. Therese of Infant Jesus.
  1. Mục đích: Chị Em thuộc Hiệp Hội NTTTHĐG cố gắng sống đời sống thánh hiến và tông đồ trong cộng đoàn như Chị Em vì mục đích mến Chúa và yêu người, nhằm vươn tới sự hoàn hảo của đức ái qua việc thực hành lời khuyên Phúc Âm và làm việc tông đồ, theo theo tinh thần thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được trình bầy trong Hiến Pháp
  1. Phục vụ tha nhân vì tình yêu Thiên Chúa: Trong Hiệp Hội NTTTHĐG, Chị Em quảng đại chia sẻ cho người khác hồng ân tình yêu của Thiên Chúa được trao ban cho mỗi người. Tình yêu là một mầu nhiệm để chiêm ngắm. Tình yêu cũng là một sứ vụ để thực hiện. Qua việc phục vụ tha nhân vì tình yêu Thiên Chúa, Chị Em liên kết toàn thể nhân loại với Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu. Mến Chúa yêu người là hai giới luật quan trọng nhất của Chúa Kitô đã trở thành những động lực của cuộc sống chúng ta.  
  1. Dâng hiến cho Mẹ Maria: Hiệp Hội Nữ Tu Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (viết tắt là NTTTHĐG) được dâng hiến cho Mẹ Maria, vì thế Chị Em hãy sống đời tận hiến để kết hiệp trọn vẹn với Chúa Kitô theo gương mẫu tuyệt với của Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu cũng là Mẹ Giáo Hội (LG 63). Chị Em hãy hân hoàn ngợi khen Thiên Chúa cùng với Mẹ phúc đức vì Người đã đoái thường nhìn tới phận nữ tỳ hèn mọn (Lc 1, 48). Đồng thời, Chị Em hãy cùng Mẹ tạ ơn Thiên Chúa vì “Đấng Toàn Năng đã làm biết bao điều cao cả” nơi Mẹ để Mẹ trao ban ân sủng cho toàn thể nhân loại.
  1. Gia Đình Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: Hiệp Hội NTTTHĐG là thành phần sống động của Gia Đình Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu với những bậc sống khác nhau để thể hiện cùng tinh thần và sứ mệnh của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong Giáo Hội. 

2. Sứ Vụ 

  1. Sứ vụ chính của chúng ta: Sứ vụ chính của chúng ta - các Nữ Tu Têrêsa -  là phục vụ các cụ già nghèo khổ không còn có thể lo lắng cho bản thân. Chúng ta lo lắng cho đời sống thể chất cũng như tinh thần của các cụ. Chúng ta cho các cụ ăn, tắm giặt, thuốc men cho các cụ yếu liệt.  Chúng ta giúp họ nhận biết và đón nhận tình yêu Thiên Chúa dành cho họ qua Chúa Giêsu Con ngài, như những người con yêu dấu của Chúa trên trần gian và trên trời. Khi các cụ qua đời chúng ta lo hậu sự chu đáo. Bên cạnh việc săn sóc các cụ cao niên, chúng ta còn tích cự cộng tác với mọi thành phần Dân Chúa để xây dựng Giáo Hội Địa Phương bằng các hoạt động tông đồ bác ái khác thích hợp với đặc sủng chúng ta. 
  1. Phục vụ mọi người với tâm tình thông cảm và thương xót: Là những người thánh hiến cho Thiên Chúa để đem tình yêu Thiên Chúa đến với mọi người, Chị Em phục vụ về tinh thần và vật chất cho những người nghèo khó và bất hạnh, đặc biệt các cụ giá không thể tự lo cho chính mình, Chị Em khao khát được thể hiện tình yêu đó cách qua những hành động phục vụ cụ thể với tâm tình thông cảm và thương xót. 
  1. Sứ vụ của Chị Em lau khô khuôn mặt đẫm máu của Chúa Kitô nơi mọi người:  Ngay trong lúc hấp hối, Têrêsa hứa rằng Chị rời thiên đàng vĩnh cửu trở lại trần gian để thu thập những giọt máu và lau khô khuôn mặt của người bị đau khổ. Trung tâm của con đường trẻ thơ là nhận ra sự đau khổ của Chúa Kitô dấu ẩn trong những thành phần đang đau khổ của thân thể Người. Vì thế, sứ vụ của Chị Em chúng ta là đáp lại tình yêu Chúa Kitô bị đóng đinh bằng việc lau khô khuôn mặt đẫm máu của Chúa Kitô nơi mọi người. 

3. Đoàn sủng

  1. Đoàn sủng của Hiệp Hội Nữ Tu Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (NTTTTHĐG).  Đoàn sủng là Tình Yêu trong Giáo Hội như Chị Thánh Têrêsa đã khám phá và đã sống trọn vẹn ý nghĩa của tình yêu đó trong dời sống thánh hiến thầm lặng và thân mật với Chúa Giêsu. Đoàn sủng của Chị Em chúng ta trong Giáo Hội chính là một hồng ân của Chúa Thánh Thần ban để làm phong phú Giáo Hội (MR 11, 51b). Đoàn sủng này giúp Chị Em trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là Đấng thương yêu và tha thứ mọi người qua việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời, chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyềnt (Mt 4,23; 9.35 
  2. Tình yêu của Chị Em chính là tình yêu Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu và của Chúa Giêsu dành cho chúng ta: Nhờ đoàn sủng này, Chị Em được thánh hiến do tác động của Chúa Thánh Thần (Lc 4,18) để tham sự sâu xa vào tình yêu thường xót của Chúa Cha. Sự cảm nghiệm sâu xa này làm cho Chị Em có thể yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương Chị Em. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho Chị Em cũng chính là tình yêu của Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu và từ Chúa Giêsu dành cho chúng ta: “Như Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. .(Ga 15, 9-11).
  1. Tình yêu được Chị Em đón nhận và chia sẻ: Chị Em hãy hãy quảng đại chia sẻ hồng ân của tình yêu Thiên Chúa với mọi người. Chúa Giêsu dậy “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10,8). Thật vậy, Chị Em hãy tạ ơn Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta những hồng ân để trao ban cho người khác cách vô vị lợi. Hơn nữa, Thiên Chúa sẽ ban thêm cho Chị Em những gì mà Chị Em đã quảng đại trao ban cho mọi người. Tình yêu chia sẻ chính là tình yêu được gia tăng theo cả số lẫn lượng.
  1.  Tình yêu Thiên Chúa là nguồn mạch và động lực của tình yêu chúng ta dành cho nhau: Chị Em phải luôn nhớ rằng tình yêu Thiên Chúa chính là nguồn mạch và động lực giúp chúng ta yêu mến nhau: “ Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Do đó, Chị Em hãy sống trong nguồn mạnh tình yêu này và loan tỏa ra tình yêu trong cộng đoàn tu trì và cộng đoàn giáo xứ như là những chứng nhân tình yêu.
  1. Chị Em sống đúng theo doàn sủng làm phong phú Giáo Hội: Chị Em trong ban lãnh đạo có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ thị Chị Em sống đúng theo đoàn sủng của Hiệp Hội NTTTHĐG để đem lại ích lợi phong phú cho Giáo Hội cũng như đem lại nhiều kết quả trong việc phục vụ mọi người (x. GL 587).
  1. Chị Em cần đáp ứng đòi hỏi của nhân loại và nhu cầu cấp bách của Giáo Hội:  Chị Em luôn chú tâm đến những dấu chỉ của thời đại để có thể đáp ứng đúng mức những nhu cầu cấp bách của nhân loại theo giáo huấn xã hội của Giáo Hội và theo đặc sủng của Hiệp Hội NTTTHĐG.

4. Linh đạo 

16.  Tình Yêu là Tất Cả:. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu viết:  “Tôi hiểu rằng Giáo Hội   có một Trái Tim và Trái Tim này đang bùng cháy lên với tình yêu. Tôi hiểu rằng Tình Yêu làm cho thành phần của Giáo Hội hành động, và nếu Tình Yêu này bị tiêu hủy thì các tông đồ không thể giảng Tin Mừng và các vị tử đạo không thể đổ máu ra. Tôi hiểu rằng Tình Yêu bao gồm tất cả Ơn Gọi và Tình Yêu là Tất Cả, kéo dài trong mọi thời đại và mọi nơi chón. Tóm một lời, Tình Yêu là Vĩnh Cứu. Trong niềm vui vượt trội của tôi, tôi la lên: Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con, sau cùng con đã tìm thấy Ơn Gọi của con là Tình Yêu!”. Theo gót chân Thánh Têrêsa, Chị Em sống và chết cho Thiên Chúa – Đấng là Tình Yêu, nghĩa là từ bỏ chính mình, hủy diệt chính mình, dâng đau khổ chính mình vì tình yêu dành cho Thiên Chúa. 

17. Chúa Kitô là trọng tâm và là mục đích của cuộc sống mỗi người: Sống cho Chúa Kitô tóm lược tất cả cuộc đời người Kitô hữu, đặc biệt là Chị Em chúng ta là những người thánh hiến cho Chúa. Đó là mục tiêu mà mỗi người phải cố gắng thi hành trong cuộc lữ hành trần gian này. Chị Em luôn ý thức rõ ràng Chúa là trọng tâm và là mục đích của cuộc sống mỗi người, như thánh Phaolô diễn tả cách ý nghĩa: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). 

18. Tận hiến cho tình yêu nghĩa là sống và chết cho Chúa Kitô: Tình yêu Chúa Kitô chính là lẽ sống và lý tưởng của mọi người tận hiến cho Chúa. Sống cho tình yêu Chúa Kitô chính là Chị Em “sống cho Chúa Kitô” và “chết cho Chúa” Kitô như  Thánh Phaolô đã nói: “Đối với tôi sự sống là Đức Kitô” (x. Phi1,21). “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người… Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2Cr 5,14tt). 

19. Suy niệm và thông phần vào những thương khó của Chúa Giêsu: Thánh Têrêsa đã nhận ra những giọt máu nhỏ xuống từ khuôn mặt và hai bàn tay của Chúa Kitô khi cầu nguyện trước hình Chúa chịu đóng đinh. Têrêsa bị xúc động vì sự kiện giọt máu nhỏ xuống từ những bàn tay của Chúa Giêsu và không có ai vội đến thu thập lại. Máu Thánh đang rơi xuống đất và không ai nhận ra và không ai quan tâm. Têrêsa quyết định: “Tôi không muốn rằng máu châu báu này bị mất đi. Tôi sẽ dành trọn cuộc đời để thu thập máu này vì ích lợi các linh hồn” Sau đó, Têrêsa tin rằng “sống trong tình yêu là lau khô Thánh Nhan”. Chị xin được gọi là Têrêsa Thánh Nhan Chúa Giêsu. Chị Em hãy an ủi Chúa Kitô bị đóng đinh bằng cách suy niệm và thông phần vào những thương khó của Chúa Giêsu để dâng lên Chúa Cha cứu rỗi các linh hồn.

20. Sống “tinh thần trẻ thơ” của Thánh Têrêsa là đón nhận tình yêu tự hiến và thương xót của Thiên Chúa: Theo Thánh Têrêsa, điều quan trọng chúng ta có thể làm cho thế giới là dẹp bỏ tính ích kỷ, mở rộng con người chúng ta để đón nhận năng lượng thần linh của tình yêu tự hiến và thương xót của Thiên Chúa. Noi gương Mẹ Maria rất Thánh, Chị Em chúng ta hãy đón nhận Chúa sinh ra trong chúng ta để làm tất cả vì tình yêu Người dành cho chúng ta và cho mọi người. Chúng ta chỉ là những dụng cụ nhỏ bé được Thiên Chúa xử dụng cho công trình vĩ đại của Người. 

21. Sống “tinh thần trẻ thơ” là can đảm hủy mình để vâng phục ý Chúa: Sống con đường thiêng liêng theo “tinh thần trẻ thơ” của Thánh Têrêsa nghĩa là đi vào chính mình ở mức độ sâu xa để có được nhạy cảm cần thiết nhìn thấy điều gì làm cho chúng ta trở nên mù quáng vì ích kỷ. Điều này đòi hỏi một hành trình nội tại, đòi hỏi một hành động phó thác anh hùng. Chị Em hãy suy niệm sự thương khó của Chúa Kitô để cùng cảm nghiệm sự hủy diệt chính mình và cùng chịu chết với Người bằng việc vâng phục thánh ý Chúa đến chết, chết trên thập giá (Pl 2,6-11). 

22. Sống “tinh thần trẻ thơ” đón nhận mọi người với trái tim mở rộng : Sống con đường thiêng liêng theo “tinh thần trẻ thơ” của Thánh Têrêsa không có nghĩa la Chị sống như trẻ em ngây thơ, dại khờ hoặc đạo đức quá mức. Trái lại, Chị chỉ muốn sống âm thầm, trong trắng, ẩn dật, đơn giản và không muốn được chú ý đến. Vì thế, Chị làm “những công việc như rửa chén, giặt áo quần hoặc lau sàn nhà không cần ai biết đến hoặc không cần ai cám ơn, ngoại trừ Chúa Giêsu”. Chị Em hãy thánh hóa mọi công việc bình thường mỗi ngày với tình yêu ngoại thường dành cho Chúa để âm thầm tiến lên trong con dường thánh thiện. 

23. Sống “tinh thần trẻ thơ của thánh Têrêsa” là dấn thân chiến đấu chống lại sự dữ: Noi gương Thánh Têrêsa, Chị Em chúng ta được triệu tập để hành hương, để chiến đấu anh hùng, với lực lượng của sự dữ, đó là cuộc chiến đầu hướng về bên trong (inward). Chị Em hãy chiến đấu chống lại những thái độ ích kỷ, thiên kiến, mù quáng, lãnh đạm hoặc vô cảm để trở nên nhiệt tình, can đảm, quảng đại dấn thân trong yêu thương và phục vụ.  

24 Sống “tinh thần trẻ thơ của thánh Têrêsa” là nên thánh:  Khi bước chân vào con đường trọn thành, Thánh Têrêsa đã hiểu rằng : muốn nên thánh thì phải chịu đau khổ nhiều, phải luôn luôn tìm sự trọn hảo nhất, phải quên mình và chọn những hy sinh Chúa muốn. Muốn làm thánh nhưng Têrêsa sợ không bỏ được ý riêng của mình, nên Chị xin Chúa hãy nhận lấy ý riêng Chị, vì Chị chọn tất cả những gì Chúa muốn. Chị Em hãy trao phó toàn thể lý trí và ý chí, cảm xúc và ước mơ, cá tính và con người của mình như Chúa Giêsu đã phó thác linh hồn Người trong tay Chúa Cha (Lc 23,46) 

25. Sống “tinh thần trẻ thơ của thánh Têrêsa”  sống tinh thần hiệp thông cùng các Thánh trong Giáo Hội: Thánh Têrêsa cảm   nghiệm sâu xa mầu nhiệm Hiệp thông cùng các Thánh trong Giáo Hội, vì thế Chị tri ân những người đã cầu nguyện cho Chị và giúp chị hưởng vĩnh phúc của Thiên Chúa cùng các ngài trên thiên đàng. Ví thế, Chị mong gặp họ trên thiên đàng. Chị Em hãy hiệp thông với mọi thành phần của Giáo Hội, đang sống hay đã qua đời, để cùng với họ Chị Em đạt tới vinh quang mà Chúa đã dành sẳn cho những người yêu mến Người. 

26. Sống “tinh thần trẻ thơ của thánh Têrêsa” là sống tinh thần truyền giáo: Thánh Têrêsa ước ao được đi rao giảng Tin Mửng nên Người yêu mến, kính phục và liên đối với mọi người đang thực thi sứ vụ này tại những xứ sở truyền giáo, đặc biệt Chị liên đới với các linh mục, các vị truyền giáo mọi nơi bằng lời cầu nguyện, thánh lễ và hy sinh dành cho họ. Chị Em hãy tích cực trong cộng tác truyền giáo cũng như hãy trở thành những vị truyền giáo tích cực tại nơi đang sống, chiếu sáng tình yêu Thiên Chúa bằng lời nói và hành động bác ái Kitô.

27.  Sống “tinh thần trẻ thơ của Thánh Têrêxa” là sống hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa. Chị Em chúng ta thánh hiến cuộc đời mình cho Chúa bằng cách :

a.         bày tỏ lòng tín thác hoàn toàn vào lòng thương xót của Thiên Chúa;

b.         cố gắng trở nên nhỏ bé như một đứa trẻ trước mắt Thiên Chúa;

c.         cố gắng liên tục hướng lòng trí về Thiên Chúa;

d.         thi hành bổn phận hằng ngày trong đời thường vì tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.

e.         quảng bá con đường Thơ ấu Thiêng liêng của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

f.          thi hành những công việc bác ái.

g.         vâng lời Đức Thánh Cha và những Bề trên hợp pháp của Giáo Hội.

h.         cộng tác vào những sinh hoạt của giáo xứ. 

 

CHƯƠNG II

THÁNH HIẾN 

1. Sự thánh hiến của Chị Em trong Giáo Hội

28.       Ơn gọi thánh hiến để yêu mến Thiên Chúa trọn vẹn: Trong Bí tích Thánh Tẩy, Chị  Em đã được thánh hiến để trở nên con cái Thiên Chúa và thành phần trong Giáo Hội Công Giáo. Qua việc tuyên khấn ba lời khuyên Phúc Âm trong đời sống thánh hiến và tông đồ, Chị Em lại được thánh hiến cho Chúa Cha nhờ Chúa Thánh Thần để theo sát Chúa Kitô khiết tịnh, thanh bần và vâng phúc (PC 1bc, 2ae). Chị Em yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi trên hết mọi sự, xây dựng Giáo Hội và lo phần rỗi thế giới (Gl 573

29        Chị Em kết hợp cách đặc biệt với Giáo Hội:  Bằng lời khấn công khai, Chị Em dấn thân bước theo Chúa Kitô thanh khiết, khó nghèo và vâng phục, hăng say phục vụ sứ mạng cứu rỗi của Ngài cho mọi người và mọi nơi. Chị Em được kết hợp cách đặc biệt với Giáo Hội và mầu nhiệm Giáo Hội qua việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm. Chị Em có một danh nghĩa đặc biệt và cố gắng đạt tới sự hoàn hảo về đức ái trong việc xây dựng Nước Chúa, trở nên dấu chỉ rực rỡ trong Giáo Hội, phục vụ anh chị em nghèo khổ và thấp hèn trong xã hội. 

30.       Ơn gọi của Chị Em là Tình Yêu trong Giáo Hội: Theo mẫu gương Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Chị Em phải cố gắng trở thành những “bông hoa nhò” tình yêu trong vườn hoa Giáo Hội, những ngôi sao nhỏ của tình yêu trong vũ trụ tình yêu của Thiên Chúa, những người nữ tỳ thấp hèn trong đời sống và phục vụ, thi hành trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa để Thiên Chúa Ba Ngôi được tôn vinh và mọi người được ơn cứu rỗi nhờ công trạng bao la của Chúa Kitô. 

31.       Ơn gọi là hồng ân của Chúa dành cho cá nhân và cộng đoàn: Chị Em hãy ý thức rằng ơn gọi trong đời sống thánh hiến và tông đồ chính là hồng ân Chúa ban riêng của mỗi cá nhân cũng như cho cộng đoàn. Thiên Chúa yêu thương, kêu gọi và tuyển chọn chúng ta đáp lại tình yêu của Người. Thánh Têrêsa Avila viết “Tất cả là Hồng Ân”. Tình yêu là hồng ân cao trọng nhất mà Thiên Chúa dành cho Chị Em. Đáp lại tiếng gọi trong đời sống thánh hiến và tông đồ chính là đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa. 

32.       Hồng ân đời sống thánh hiến và tông đồ: Chị Em hãy đón nhận hồng ân đời sống thánh hiến và tông đồ với lòng tri ân như một hồng ân Chúa ban cho Chị Em theo tính cách cá nhân cũng như tính cách cộng đồng để đóng góp vào sứ mạng cứu rỗi của Giáo Hội, theo mục tiêu và tinh thần của HHTTHDG. 

33.       Vun trồng ơn gọi chúng ta bằng tình yêu thiên linh và nhân loại: Chị Em cố gắng vun trồng ơn gọi mỗi ngày bằng cách sống an vui trong tình yêu với Chúa và với mọi người. Như thế, Chị Em đem lại hoa trái tốt đẹp cho chính cá nhân, cộng đoàn cũng như toàn thể Giáo Hội, như Chúa Giêsu đã dậy: “ Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em (Ga 15,16). 

 

2. Đời sống thánh hiến 

34.       Chúa Cha đã yêu thương và tuyển chọn chúng ta “trước khi tạo dựng thế giới” (Eph 1, 4): Người còn tiền định cho chúng ta được đồng hình đồng dạng với Con của Người” (Rm 8,29). Trong Phép Rửa, Đức Kitô đã cho chúng ta được liên kết với sự chết và phục sinh của Ngài, (Col 2,12) và Ngài đã đóng ấn tín Chúa Thánh Thần trên chúng ta để chúng ta trở nên bài ca tôn vinh Ngài (Eph 1,13-14) và sinh hoa kết quả cho Thiên Chúa (Rm 7,4) trong việc phục vụ và xây dựng Thân Thể Đức Kitô (Eph 4,12-13).

35.       Chúa Thánh Thần biến đổi cuộc đời Chị Em thành hy tế sống động và thánh thiện dâng lên Chúa Cha:  Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận trong Phép Rửa và trong Phép Thêm Sức, mời gọi chúng ta sống như con cái Thiên Chúa trong đời sống cộng đoàn (PC 5a). Bởi đó chúng ta được thánh hiến một lần nữa, bằng một ân điển đặc biệt (LG 43a), để sống vâng phục, khiết tịnh, thanh bần, nhằm mục đích tiếp tục khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô đã sống vì tình yêu và chết vì tình yêu dành cho mọi người. Như vậy, khi Chị Em dâng hiến cuộc đời của mình như hy tế sống động và thánh thiện (Rm 12,1), chúng ta cùng hiệp nhất với hy lễ của Chúa Kitô dâng lên trong Giáo Hội và để chu toàn sứ mệnh cứu rỗi thế giới. 

36.       Chị Em tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa: Qua việc tuyên khấn sống vâng phục, khiết tịnh, thanh bần, chúng ta công khai biểu thị rằng chúng ta tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa (LG 45c; PC 5b). Giáo Hội đón nhận việc tận hiến này và kết hợp việc tận hiến này vào mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô. Hiệp Hội liên kết với chúng ta (GL 670) và liệu cho chúng ta những phương tiện đầy đủ để sống ơn gọi; chúng ta cam kết trung thành đáp lại ơn gọi, luôn luôn cố gắng trở thành những phần tử năng động và sáng tạo của Giáo Hội và của Hiệp Hội NTTTHDG. 

37.       Chị Em là chứng nhân Thiên Chúa Tình Yêu:  Qua việc dâng hiến tự do và trọn vẹn cho Thiên Chúa (PC 5a 1a), Chị Em chấp nhận được sai vào thế giới như là những chứng nhân của Tình Yêu Thiên Chúa (1Ga 4,16) và dấu chỉ của tình Chúa thương xót, để mọi người có thể nhận ra khuôn mặt Thiên Chúa thương yêu và thương xót nơi Chị Em chúng ta.

2.1. Vâng phục trong tự do của con cái Thiên Chúa

38.       Chúa Giêsu Kitô đã đến thế gian để thi hành ý Chúa Cha và chu toàn ý Cha là phục vụ mọi người (Ga 4,34; 6, 38-39; 10, 14-18); Người yêu thương các môn đệ đến cùng và “dẫu là Con Thiên Chúa, Người vâng phục thánh ý Chúa Cha qua đau khổ, (Dt 5, 8) vâng phục cho đến chết trên thập giá (Pl 2,8).  Qua sự vâng phục, Chị Em dâng lên Thiên Chúa tất cả ý chí của chúng ta, như của lễ hi sinh chính mình chúng ta. Bằng cách này Chị Em hiệp nhất mật thiết hơn với ý định cứu độ của Thiên Chúa, Người tỏ mình cho chúng ta qua Lời Người, qua Giáo Huấn, Giáo Luật, Hiến Pháp, các quyết định của Bề Trên, cuộc đối thoại cởi mở giữa các Chị Em theo các dấu chỉ của thời gian (ET 27). 

39.       Được Chúa Kitô kêu gọi sống đời sống thánh hiến và tông đồ, Chị Em noi gương Chúa Kitô để phục vụ tha nhân với tình yêu vô vị lợi mà không xét đoán, không tính toán hoặc kiểm tra lý lịch. Chị Em hãy sẵn sàng phục vụ tất cả anh chị em hèn mọn như chính Chúa Giêsu. 

40.       Sự vâng phục là một hành vi có tính nhân vị, đâm rễ sâu vào đức tin và vào tình yêu . Nó giúp chúng ta sống tự do và trưởng thành.  Những người thực thi quyền bính hoặc những người vâng phục quyền bính đều tìm kiếm và thực hiện ý Chúa trong cộng đoàn, Giáo hội và xã hội.  

41.       Vì lời khấn vâng phục, chúng ta tuân phục Đức Thánh Cha, như Vị Cao Cấp nhất của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta kính trọng các Giám Mục, Linh mục là những vị chủ chăn của dân Chúa khắp nơi. Sự hiện diện của chúng ta trong Giáo Hội địa phương cũng thúc đẩy chúng ta trung thành tuân theo các chỉ thị và các quyết định của các Mục Tử Bản Quyền (GL 678). Hơn nữa, chúng ta cùng cộng tác với họ để rao giảng Tin Mừng cứu độ cho mọi người.  

42.       Do lời khấn vâng phục ràng buộc, Chị Em chấp nhận cách tự do và vô điều kiện thánh ý Chúa về chúng ta, đồng thời chúng ta cam kết hoàn thành các quyết định mà các vị Bề Trên hợp pháp của chúng ta đưa ra, phù hợp với Hiến Pháp. (điều 601)  

43.       Được thúc bách bởi tình yêu Thiên Chúa, Chị Em hãy mau mắn đáp ứng những nhu cầu khẩn thiết của người nghèo hèn và bất hạnh, sẵn sàng hoàn thành sứ vụ được ủy thác.  –

 

44.       Chị Em có trách nhiệm quản trị nên động viên Chị Em chúng ta trong việc tăng trưởng cá nhân và cộng đồng. Trung thánh với đặc sủng của Hiệp Hội, mọi Chị Em được khuyến khích duy trì sự hợp nhất trong đa nguyên, tôn trọng quyết định của Bề trên cùng với những đề nghị của mọi người (điều 618) 

2.2. Khiết tịnh vì Nước Chúa

45.       Khiết tịnh thánh hiến là một ân điển tuyệt vời của thánh ân. Tình yêu của Chúa Kitô “tuôn đổ dạt dào trong tim chúng ta nhờ Thánh Thần mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta”, Người thúc đẩy chúng ta dâng hiến cho Chúa Cha tất cả bản thân và khả năng yêu mến của chúng ta. 

46.       Với lời khấn khiết tịnh Chị Em cam kết sống tiết dục hoàn toàn trong đời độc thân; nhờ đó, chúng ta cảm thấy tự do hơn và có khả năng yêu mến tất cả mọi người (điều 599). - By the vow of chastity, we promise to live total chastity in celibate life through which we are free and capable to love all (điều 599) 

47.       Chúng ta sống chung không phải do liên đới khí huyết hoặc do ước muốn con người nhưng do ân sủng của tình yêu Thiên Chúa (Ga 1,13). Vì thế, tình yêu Thiên Chúa là nguồn mạch và động lực của đời sống cộng đoàn chúng ta để chúng ta chia sẻ tình yêu Thiên Chúa với nhau. 

48.       Lời khấn khiết tịnh vì Nước Trời chẳng những là tiếng gọi và ân điển của Chúa, nhưng còn giúp chúng ta tự do đáp ứng và chu toàn những đòi hỏi của thành đời sống thánh hiến nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Điều này mời gọi chúng ta hãy chăm vun ân huệ đã lãnh nhận, sống tương quan thân thiết với Chúa Kitô bằng cầu nguyện, lãnh nhận Bí tích. Khiếi tịnh còn thúc bách chúng ta sống tình huynh đệ, giản dị, vui vẻ, đồng thời đề cao tầm quan trọng đối với các mối tương quan thân hữu mà Chúa đã thiết lập giữa chúng ta với nhau. 

49,       Chị Em chúng ta phải giữ tinh thần khiết tịnh tin mừng bằng cách cẩn thận với những điều chúng ta đọc, nghe và xem. Trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, phải giữ sự phán đoán cần thiết và phải tránh những gì có hại cho ơn gọi riêng và nguy hiểm cho đức khiết tịnh của một người đã được thánh hiến (điều 666) 

2.3. Khó nghèo

50.       Khó nghèo tình nguyện là một đòi hỏi chính yếu mà Chúa Giêsu mời gọi bất cứ ai muốn theo Ngài: “Hãy đi bán tất cả những gì con có, ban phát cho người nghèo và theo Ta (Mc. 10,17-21) 

51.  Trước khi khấn lần đầu, các thành viên phải nhượng quyền quản trị tài sản riêng cho người mình muốn và họ phải được tự do định đoạt về việc sử dụng tài sản cũng như các hoa lợi của tài sản, trừ khi hiến pháp quy định cách khác. Ít là trước khi khấn trọn đời, các thành viên phải lập một chúc thư có giá trị đối với cả luật dân sự (Gl 668 1).   Để thay đổi các việc định đoạt ấy vì một lý do chính đáng, cũng như để làm một hành vi nào đó liên quan đến tài sản vật chất, họ cần phải được phép của bề trên có thẩm quyền chiếu theo quy tắc của luật riêng. (Gl 668 § 2). Tất cả những gì tu sĩ thủ đắc do công lao của mình hoặc nhân danh Hiệp Hội /Tu Đoàn thì đều thuộc về Hiệp Hội /Tu Đoàn i. Những tài sản tu sĩ nhận được bằng bất cứ cách nào dưới danh nghĩa cấp dưỡng, trợ cấp, hoặc bảo hiểm thì đều thuộc về Hiệp Hội /Tu Đoàn, trừ khi luật riêng ấn định cách khác (điều 668 §3) 

52.       Lời khuyên Phúc âm về đức nghèo khó theo gương Đức Kitô là Đấng từ chỗ giàu sang đã trở nên nghèo khó vì chúng ta, ngoài một nếp sống nghèo khó trong thực tế và trong tinh thần, cần cù và đạm bạc, thanh thoát với của cải thế gian, còn bao hàm sự lệ thuộc và sự hạn chế trong việc sử dụng và định đoạt tài sản chiếu theo quy tắc luật riêng của mỗi tu hội (điều 600)

53.       Theo gương Chúa Giêsu thanh bần, Chị Em chúng sống đời thanh bần để thực hiện sứ vụ của chúng ta nơi những người nghèo khổ và bất hạnh, liên đới với những người yếu đuối và thăng tiến cuộc sống họ. Để sống lời khuyên khó nghèo, - Chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc về công bình và bác ái xã hội rút ra từ Tin Mừng; - Chúng ta thu góp và xử dụng đúng cách của cải để phục vụ không lợi nhuận; -   Chúng ta phải chấp nhận làm việc chăm chỉ để có đủ phương tiện sinh sống cũng như hoạt động tông đồ; - Chúng ta chia sẻ vật chất với những cộng đoàn thiếu thốn.  

54.       Theo gương cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, Chị Em đóng góp của cái chúng ta đang có do sở hữu hay do công việc làm của chung (Cv 2,44; 4, 32) để cung ứng nhu cầu và hoạt động tông đồ chung. Chị Em hãy sống chân thành, cởi mở và hiệp nhất trong tình yêu Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta yêu thương và phục vụ mọi người.

2.4. Đức Trinh Nữ Maria gương mẫu của đời sống thánh hiến

55.       Noi gương Đức Trinh Nữ Maria là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”, Nữ Tì khiêm tốn và thấp hèn của Thiên Chúa (Lc 1,48), Chị Em chúng ta sẵn sàng thưa “Xin Vâng” với công trình của Chúa Thánh Thần. Mẹ chào đón Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể trong lòng và Mẹ đã hiến thân trọn vẹn cho công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu. 

56.       Noi gương Đức Trinh Nữ Maria là “Mẹ có lòng thương xót” và là “Mẹ cứu kẻ liệt kẻ khốn”. Chị Em chúng ta biết tỏ sự đồng cảm với những người cần đến sự an ủi của chúng ta. 

2.5. Tu Phục và Huy Hiệu

57. Tu phục của chúng ta là dấu chỉ bên ngoài của cuộc đời thánh hiến chúng ta cho Chúa. Tu phục của Chị Em chúng ta gồm áo dài mầu đen với lúp trên đầu. Chị Em đem thánh giá trên ngực và đeo nhẫn có hình thánh giá để biểu lộ tình yêu trọn vẹn dành cho Chúa Kitô bị đóng đinh là biểu tượng của Tình Yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại.  (x. PC 17; điều 669 § 1)

CHƯƠNG III

ĐỜI SỐNG TÂM LINH VỚI CHÚA 

58.       Nhận biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa: “Tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.  (1Ga 4,9-10). Vì vậy, tâm điểm của Chị Em chính nhận biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa như thánh Gioan đã diễn tả ''Chúng ta đã biết tình yêu Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó. Thiên Chúa là tình yêu: ai ở trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1Ga 4,16).  

59.       Sống liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô để phát sinh nhiều hoa trái: Sống cho Chúa nghĩa là sống bởi Chúa và vì Chúa, thực thi thánh ý Thiên Chúa và làm rạng danh Thiên Chúa trên trần gian. Chị Em hãy liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô như cành nho dính liền với cây nho để sinh nhiều hoa trái: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.  Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.  Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,1-5) - 61. 

60.       Sống trong niềm vui bằng cách sống trong tình yêu của Chúa và thi hành các điều răn của Người: Chị Em sống trong tình yêu của Người và thi hành các điều răn của Người để niềm vui của Chị em được trọn vẹn như lời Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Ga 15, 9-11) 

61.       Đón nhận niềm vui và ngợi khen Thiên Chúa: Niềm vui là hoa quả của một đời sống cho Chúa và cho Chúa. Chúa Giêsu dạy: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em” (Ga 15, 16-17). Chị Em phải ra khỏi chính mình để đón nhận Thiên Chúa, Đấng là tất cả cho đời sống tận hiến Chị Em. Cùng với Đức Maria, Chị Em hân hoan ngợi khen Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. (Lc 1,46-57) 

1. Cầu nguyện

62.       Sống kết hợp liên lỉên lỉ với Chúa trong cầu nguyện phải là bổn phận hàng đầu và chính yếu của mọi Chị Em (GL 663 §1). Sự kết hợp này làm phong phú đời sống thánh hiến và tông đồ của chúng ta, như Chúa Giêsu đã nhắc nhở: "Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thấy, anh em chẳng làm gì được". (Ga 15, 5). 

2. Bí Tích Thánh Thể 

63.       Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống dâng hiến của chúng ta và cũng là trung tâm của đời sống cộng đoàn. Bí Tích Thánh Thể làm cho chúng hiệp nhất với Chúa Giêsu, Đấng luôn yêu thương chúng ta và hướng dẫn cộng đoàn chúng ta. Từ nguồn tình yêu này, Chị Em đón nhận sự mời gọi, sức mạnh và tình yêu là những điều làm sống động đời sống tông đồ bác ái của chúng ta. Hằng ngày Chị Em phải cố gắng tham dự Thánh Lễ, Rước Lễ và tôn thờ chính Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể (GL 663 §2) 

64.       Trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, Chị Em gắng công tham gia với lòng sùng mộ sâu xa, dâng hiến trọn vẹn chúng ta lên Thiên Chúa qua hy lễ của Chúa Kitô. 

3. Chầu Thánh Thể. 

65.       Chị Em tiếp tục ngợi ca công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu trong việc thờ lậy Chúa ẩn thân trong Bí Tích Thánh Thể, nhờ đó Chúa Kitô hiện diện gần gũi, thân mật với mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu nói: “Thầy là Đường, Sự thật và Sự sống. Không ai có thể đến với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Chị Em trong cộng đoàn chầu Thánh Thể hàng tuần vào ngày do Bề trên địa phương ấn định. Đối với những thành viên không thể tham dự việc chầu Thánh Thể chung, các Chị Em có thể tìm một thời gian thích hợp để kết hiệp cá nhân với Chúa Giêsu Thánh Thể. 

4. Xét Mình và Bí Tích Hòa Giải

66.       Chị Em phải xét mình hằng ngày và sửa chữa những lỗi lầm. Đồng thời, Chị Em năng lãnh nhận bí tích Sám Hối đem lại sự hoán cải, niềm vui cho cộng đoàn chúng ta và Giáo Hội (điều 664). 

67.       Để lớn lên trong đời sống tâm linh, Chị Em được tự do gặp các vị linh hướng theo lựa chọn hoặc theo lời mời của Bề trên địa phương 

5. Giờ Kinh Phụng Vụ  

68.       Qua Chúa Kitô "chúng ta hãy luôn luôn dùng lời ngượi khen làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa, tức là dùng miệng lưỡi mà ca tụng Danh Thánh" (Dt 13, 15). Chị Em phải chuyên cần đọc Kinh Thánh và thực thi tâm nguyện, phải cử hành cách xứng đáng phụng vụ các giờ kinh theo các qui định của luật riêng, vẫn giữ nguyên nghĩa vụ của các giáo sĩ nói ở Điều 276 #2, số 3, và làm các việc đạo đức khác (c. 663 §3). Bằng việc sốt sắng cầu nguyện, Chị Em chúng ta liên kết chặt chẽ với Giáo Hội trong việc tạ ơn Chúa liên tục và khiêm tốn cầu nguyện cho toàn thể thế giới. 

69.       Chị Em có gắng tham dự Giờ Kinh Phụng Vụ chung gồm Kinh Sáng và Kinh Chiều. Ai không thể tham dự nên cầu nguyện riêng trong thời gian thuận tiện.

6. Tĩnh Tâm Hàng Năm và Hàng Tháng    

70.       Chị Em chúng ta phải tuân giữ thời gian Tĩnh Tâm Hàng Năm kéo dài ít nhất 5 ngày.

71.       Chị Em chúng ta cùng Tĩnh Tâm Hàng Tháng để kiểm điểm và để tăng cường thêm sự nhiệt tình của chúng ta trong đời sống thánh hiến và tông đồ. 

7.  Tôn Kinh Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa

72.       Chúng ta phải đặc biệt tôn sùng Đức Nữ Trinh, Mẹ Thiên Chúa, là gương mẫu và là nương tựa của mọi đời sống thánh hiến, cả bằng việc lần chuỗi Mân Côi. Chúng ta mừng kính Mẹ trong các dịp lễ kính Mẹ với tấm lòng yêu mến sâu xa, cầu xin Mẹ bảo vệ Chị Em và Cộng Đoàn. Chúng ta phải đặc biệt tôn kính Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, là mẫu gương và là Đấng bảo trợ đời thánh hiến, nhất là bằng việc lần chuỗi Mân Côi (GL 663 § 4). Chúng ta mừng lễ Mẹ với lòng sùng mộ sâu xa và khẩn cầu sự che chở của Mẹ trên chúng ta và cộng đoàn chúng ta 

73.       Cầu nguyện kinh Mân Côi, chúng ta suy niệm những mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc của Chúa Giêsu Cứu Thế. Chúng ta học nơi Mẹ sống khiêm tốn, vâng phục và phó thác trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. 

74.       Hiếp nhất với toàn thể Giáo Hội, chúng ta tôn kính các Thiên Thần, các Thánh của Thiên Chúa. Đặc biệt, chúng ta đặc biệt tôn kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Bổn Mạng của Hiệp Hội và các Cộng Đoàn. Hiệp Hội chúng ta được khai sáng theo lối sống trẻ thơ của Người và sự trợ giúp liên tục của Người, để Hiệp Hội tăng triển mỗi ngày để làm sáng danh Thiên Chúa Ba Ngôi và đem lại phần rỗi các linh hồn 

 

CHƯƠNG IV

ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ 

1. Sống theo Chúa Thánh Thần

75.       Thánh Phaolô viết: “Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí. Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an. (Rm 8, 5-6). Chị Em hãy sống theo Thần Khí vì những ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh chị em, anh chị em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh chị em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! " Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người. (Rm 8, 14-17) 

76.       Chúng ta là con cái Thiên Chúa do quyền năng Chúa Thánh Thần Đấng đã tăng cường nơi chúng ta bằng sự hiện diện và qua 7 ân điển của Ngài. Chúng ta ở trong Chúa và Chúa ở trong chúng ta, vì Ngài đã ban chia sẻ với chúng ta qua Chúa Thánh Thần (1Ga 4,13).  Mỗi ngày, Chị Em hãy cầu xin với Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí ta để thực hành thánh ý Chúa với tinh thần yêu thương và phục vụ mọi người. Đồng thời, Chị Em củng xin Chúa Thánh Thần giúp mỗi người chúng ta ứng dụng 7 ân sủng của Người trong đời sống hằng ngày: 1. Ơn Khôn Ngoan: Giúp ta phân biệt điều phải, điều trái; 2. Ơn Hiểu Biết: Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy; 3. Ơn Biết Lo Liệu: Giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống;  4. Ơn Sức Mạnh: Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn; 5. Ơn Thông Minh: Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa; 6. Ơn Ðạo Ðức: Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em; 7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa: Ơn này giúp chúng ta tôn thờ và phục vụ Chúa do lòng yêu mến. Chúng ta sợ bị luận phạt vì tội chống lại Chúa

77.       Sống sung mãn trong Chúa Thánh Thần để phát sinh hoa quả: Thiên Chúa Cha mời gọi Chị Em chúng ta sống đời sống Kitô cách sung mãn nhờ nhửng hồng ân phong phú của Chúa Thánh Thần để xây dựng Giáo Hội,  Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Chị Em để trở nên “những nô tì” khiêm tốn và vâng phục trong mọi hoàn cảnh. Càng cộng tác tích cực với Chúa Thánh Thần bao nhiêu, Chị Em càng trở nên những “tác nhân hữu hiệu” của Chúa Kitô trong việc rao giảng và phục vụ Tin Mừng Yêu Thương với tâm tình hiền lành của Chúa Kitô. 

 

2. Sứ vụ trợ giúp và trợ thế của chúng ta

78.       Sứ vụ trợ thế hay trợ giúp của chúng ta bắt nguồn từ đời sống và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng được “Chúa Thánh Thần xức dầu và sai đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng” (Lc 4,18-19). Khi rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô, Chị Em hãy loan báo cho nhân loại về tình yêu, lòng trung tín và lòng thương xót của Thiên Chúa Cha đối với con người. 

79.       Khi thi hành sứ vụ trợ thế hay trợ giúp, Chị Em hãy nhận ra khuôn mặt sống động của Chúa Kitô nơi những người nghèo khó và bất hạnh mà Chị Em chúng ta được hân hạnh phục vụ hằng ngày. Đồng thời, Chị Em hãy đón tiếp mọi người với tâm tình thông cảm và thương xót. Chị Em hãy phản ánh tình yêu tự hiến của Chúa Kitô trong đời sống thánh hiến và tông đồ cúa chúng ta. Hơn nữa, Chị Em mời gọi họ tin vào Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương và đã chịu chết để bất cứ ai tin vào Ngài sẽ được chia sẻ đời sống vĩnh hằng cùng Ngài

80.       Chúng ta phục vụ họ với tâm tình của Chúa Kitô, là Đấng đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc 10,45). Chúng ta sẵn sàng sử dụng  tất cả mọi năng lực và tài năng trong những nhiệm vụ đã được trao phó cho chúng ta. 

81.       Chị Em chúng ta không chỉ biểu lộ tinh thần trợ thế với những người đến các cơ sở hoạt dộng của chúng ta nhưng còn mở rộng đến tất cả các người cần chúng ta giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần. Chúng ta giúp đỡ theo khả năng của chúng ta và sẵn sàng hợp tác với những người khác trong cùng lãnh vực để kiến tạo một thế giới nhân bản hơn và Kitô giáo hơn.

 

CHƯƠNG V

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN 

1. Mục đích của đời sống cộng đoàn 

82.       Tình yêu Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu huynh đệ: “Chúng ta hãy yêu thương nhau vì tình yêu thuộc về Thiên Chúa chúng ta được Thiên Chúa yêu thương. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4, 7-8). Chị Em hãy luôn nhớ rằng tình yêu của chúng ta đối với nhau dựa trên tình yêu Thiên Chúa là thương yêu, tha thứ và thông cảm dành cho mọi người.  

83.       Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau như vậy. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo (1Ga 4,11-12). Chị Em luôn nhớ rằng chúng ta hiện hữu, hoạt động và phục vụ mọi người nhờ tình yêu Thiên Chúa. Hơn nữa, tình yêu Thiên Chúa làm cho Chị Em trở nên hoàn hảo bằng cách chúng ta đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa qua việc  chúng ta yêu thương nhau. 

84.       Theo gương mẫu từ cộng đoàn tín hữu tiên khởi Chị Em chúng ta được mời gọi vào mầu nhiệm hiệp thông: lắng nghe giảng dậy của các Tông đồ, sống trong cộng đoàn, cử hành Thánh thể và cầu nguyện chung. Họ bán tài sản và chia sẻ cho nhau theo nhu cầu mỗi người (Cv 2, 42-45), 

85.       Chị Em phải ở tại cộng đoàn của mình, giữ đời sống chung. Chị Em không được vắng nhà nếu không có phép Bề Trên. Tuy nhiên, nếu là vấn đề vắng mặt lâu ngày, thì Bề Trên cấp cao, với sự chấp thuận của ban cố vấn, và vì một lý do chính đáng, có thể cho phép một thành viên ở ngoài một nhà của Hiệp Hội /Tu Đoàn, nhưng không được quá một năm, trừ khi vì lý do chữa bệnh, vì lý do học hành hoặc phải làm việc tông đồ nhân danh Hiệp Hội /Tu Đoàn (GL 665 §1) 

86.       Đời sống cộng đoàn phải được xây dựng trên tin tưởng và thương yêu, để thực sự trở thành một quà tặng của chính mình dành cho Chị Em. Trong cộng đoàn, Chị Em đối xử với nhau cở mở và tình cảm chân thành để tôn trọng và chấp nhận nhau. Bầu khí bác ái và tin tưởng dành chỗ cho hiểu biết, thông cảm, tha thứ và sửa dậy. 

2. Thái độ của Chị Em trong Cộng Đoàn

87.       Chúng ta chú ý đến các thành phần được đặc ân hiệp nhất ới Chúa Kitô qua những thử thách tâm linh và đau đớn thể lý. Theo công bằng và bác ái, toàn thể cộng đoàn dành cho họ những chăm sóc cần thiết, hỗ trợ và an ủi để giúp họ tăng trưởng trong niềm hy vọng Kitô và đóng góp vào việc rao giảng Tin mừng của Giáo Hội và phúc lợi cho cộng đoàn.

88.       Chị Em chúng ta hãy đón tiếp khách với tất cả lòng hiếu khách như chúng ta đón tiếp chính Chúa Giêsu hiện diện nơi những người khách lạ. "Này Ta đang đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta" (Kh 3, 20).  Mỗi  cộng đoàn hãy cung cấp những nhu cầu cần thiết trong việc đón tiếp khách theo phong tục tập quán địa phương. Để bảo tồn đời sống cộng đoàn, những khu vực trong nhà chỉ dành riêng cho Chị Em. 

 

CHƯƠNG VI

 ĐÀO TẠO TU SĨ 

1. Chương trình đào tạo tu sĩ

89.  Chương trình đạo tạo tu sĩ cần phải tập trung vào Bốn Trụ:

a) Đào tạo nhân bản diễn ra trong qui trình ba chiều: hiểu biết chính mình, chấp nhận chính mình và trao ban chính mình – tất cả được thực hiện trong đức tin (GLHTCG 80). Đào tạo nhân bản chủ yếu đối đầu với cá tính, thói quen, hành xử và khuynh hướng trong con người. Đào tạo nhân bản cũng chuẩn bị cho tu sĩ khả năng dấn thân và trách nhiệm, an bình, cởi mở và nhạy cảm về nhu cầu của những người khác.

b) Đào tạo tâm linh bao gồm đời sống thánh thiện, linh hướng, dự lễ hằng ngày, kinh nguyện sáng tối, đọc sách thiêng liêng, thực hành các bí tích, chầu Mình Thánh Chúa, v.v…

c) Đào tạo trí thức bao gồm những lớp học theo chương trình, hội họp, hội thảo và thực nghiệm để giúp họ có thể chu toàn bổn phận tu sĩ cách hữu lực.

d) Đào tạo mục vụ giúp họ hiểu được các chiều kích mục vụ và xã hội của đời sống con người và tự quảng đại dấn thân để phục vụ Giáo hội, theo đặc sủng của Hội Dòng. 

90.  Chị Tổng Phụ Trách và Chị Trưởng Miền có thể trao phó trách nhiệm đào tạo cho những Chị Em khấn trọn là những người đã có kiến thức sâu xa về Thiên Chúa, trung thành với Giáo Hội, có khả năng hướng dẫn Chị Em trong việc đào tạo tu trì với những đức tính nhân bản và kinh nghiệm về phân định ơn gọi. 

2. Những giai đoạn đào tạo

91.  Việc đạo tạo tu trì trong Hiệp Hội/ Tu Đoàn được thực hiện qua những giai đoạn kế tiếp và bổ túc nhau:

            1/ Giai đoạn đón nhận và định hướng;

            2/ Giai đoạn Thỉnh sinh hay Tiền tập;

            3/ Giai đoạn Tập sinh;

            4/ Giai đoạn Khấn sinh: Khấn tạm và Khấn trọn;

            5/ Giai đoạn đào tạo tiếp tục.    

3.Giai đoạn tiếp nhận và phân định 

92.       a) Trong giai đoạn này, các ứng viên tiếp tục sinh hoạt thường ngày, trong khi tăng thêm kiến thức và kinh nghiệm về Hiệp Hội / Tu Đoàn. Thời gian phân biện hỗ tương này dành cho Hiệp Hội / Tu Đoàn và ứng viên. 

            b) Điều kiện để được tiếp nhận vào Hiệp Hội /Tu Đoàn :

            1/ Ứng viên phải trên 18 tuổi;

            2/ Ứng viên đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo;

            3/ Ứng viên có sức khỏe tốt cả thể lý lẫn tâm lý;

            4/ Ứng viên có khả năng học hỏi;

            5/ Ứng viên có ý tốt lành muốn sống dời thánh hiến;

            6/ Ứng viên không bị ràng buộc bởi hôn phối hay lời khấn/ hứa trong một cộng đoàn khác;

            7/ Ứng viên đã được chuẩn bị thích đáng (điều 597) 

 

93.       Để được tiếp nhận vào Hiệp Hội /Tu Đoàn, Ứng viên cần trình hồ sơ:

            1/ Giấy khai sinh;

            2/ Giấy chứng nhận Rửa Tội, Thêm Sức do Cha xứ cấp;

            3/ Giấy chứng nhận sức khoẻ;

            4/ Giấy Giới thiệu của linh mục Chính xứ hoặc một linh mục khác (điều 645). 

94.       Quyền chấp nhận Ứng viên thuộc về Chị Trưởng Miền và Chị Tổng Phụ Trách sau khi bàn thảo với Ban Cố Vấn.

4. Giai đoạn Thỉnh Sinh

95.       Giai đoạn đào tạo đầu tiên giúp cho các ứng viên hiểu rõ ơn gọi của họ trong Hiệp Hội / Tu Đoàn. Như là thỉnh sinh, họ có thể sống và cầu nguyện với Hiệp Hội / Tu Đoàn, theo các lớp để biết vè Hiệp Hội / Tu Đoàn và đời sống tu sĩ, và có thể tham dự vào công việc tông đồ của Hiệp Hội / Tu Đoàn. 

96.       Giai đoạn Thỉnh Sinh /Tiền Tập kéo dài từ 6 tháng đến một năm và được huấn luyện trong nhà được chỉ định bởi Chị Tổng Phụ Trách. Mục đích của giai đoạn này giúp Thỉnh Sinh :

            1/ Trưởng thành hiểu biết và tâm lý;

            2/ Cập nhật hiểu biết về đức tin Kitô;

            3/ Học hỏi và thực tập đời sống tu sĩ trong cộng đoàn. 

97.    Chị Giám đốc Thỉnh Sinh/ Tiền Tập là Nữ Tu Khấn Trọn được Chị BT Miền hoặc Chị Tổng Phụ Trách bổ nhiệm sau khi bàn thảo với Ban Cố Vấn.  Chị Giám đốc Thỉnh Sinh/  Tiền Tập có nhiệm kỳ 4 năm và có thể được bổ nhiệm nhiều lần nếu cần thiết. Chị Giám đốc giúp Thỉnh Sinh nhận ra được ơn gọi của họ bằng cách giúp họ trưởng thành về nhân bản và tâm linh, trí thức và đạo đức để họ có thể đảm nhận nếp sống riêng của Hiệp Hội / Tu Đoàn (điều 642).

 

 

 

5. Giai đoạn Tập Sinh

98.       Việc nhận các Thỉnh Sinh vào Nhà Tập thuộc về các Bề Trên cấp cao, chiếu theo các quy tắc của luật riêng (điều 641) 

99.       §1. Chị Phụ Trách Tập Sinh phải là Chị Khấn Trọn được chỉ định hợp pháp (điều 651 § 1) do Chị Bề Trên Miền hoặc Bề Trên Tổng Quyền sau khi tham khảo với Ban Cố Vấn. Nhiệm kỳ của Chị là 4 năm và có thể được tái chỉ định.

            § 2 Chị Phụ Trách Tập Sinh và Phụ Tá có bổn phận phân biện và trắc nghiệm ơn gọi của các tập sinh, dần dần đào tạo họ sống xứng đáng đời sống trọn lành riêng của Hiệp Hội / Tu Đoàn (điều 652 § 1)         

100.     § 1. Nhà Tập là giai đoạn bắt đầu thử nghiệm sống đời thánh hiến tại cộng đoàn. Mục đích của giai đoạn này là giúp cho Tập Sinh nhận rõ hơn về ơn gọi sống đời thánh hiến trong Hiệp Hội / Tu Đoàn Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Trong giai đoạn này, Tập Sinh học hỏi về Hiến Pháp, những môn học về đời sống thánh hiến, linh đạo, phụng vụ, bí tích và tông đồ. 

            § 2Để được hiệu lực, việc tập tu phải kéo dài 12 tháng trong chính cộng đoàn tập viện hoặc trong một nhà được chỉ định hợp pháp theo mục đích ấy. (điều 648 § 1).   

101.     § 1 Tập sinh có thể tự do bỏ Hiệp Hội / Tu Đoàn, nhưng thẩm quyền của Hiệp Hội / Tu Đoàn có thể thải hồi tập sinh. (điều 653 § 1)

            § 2 Mãn thời kỳ tập tu, nếu xét là có khả năng thích hợp, tập sinh sẽ được nhận cho khấn  tạm, bằng không phải bị thải hồi; nếu vẫn còn hồ nghi về khả năng thích hợp của tập sinh, thì Bề trên Cấp cao có thể kéo dài thời gian tập tu chiếu theo luật riêng, nhưng không được quá sáu tháng. (điều 653§ 2) 

6. Giai đoạn Khấn tạm 

102.     § 1 Qua việc tuyên khấn trong Hiệp Hội / Tu Đoàn, các Thành Viên cam kết tuân giữ Ba Lời Khuyên Phúc Âm bằng lời khấn công, họ được thánh hiến cho Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Giáo Hội và được gia nhập vào  Hiệp Hội / Tu Đoàn, với những quyền lợi và bổn phận do luật qui định (điều 654)

            § 2 Chị Em tuyên khấn tạm thời cho một năm và lập lại tuyên khấn mỗi năm cho đến khi được khấn trọn, tổi thiểu là 3 năm hoặc tối đa là 6 năm.

            § 3 Chị BT Miền hoặc Chị Bề Trên Tổng Quyền (BTTQ) với sự đồng thuận của Ban Cố Vấn có thể miễn chuẩn, thời gian tối thiểu của các lời khấn tạm trong những trường hợp đặc biệt,

            § 4. Khấn tạm hay khấn trọn phải được thực hiện theo mẫu sau:           

            Nhân danh Cha và Con và Chúa Thánh Thần.

            Để đáp lại tình yêu bao la của Chúa, con muốn hoàn toàn dâng hiến chính con để làm sáng danh Chúa, xây dựng Giáo Hội và cứu rỗi các linh hồn. Con sẽ hăng say loan báo Tin Mừng qua những công việc nhỏ bé hằng ngày được thực hiện trong tinh thần đơn sơ, khiêm tốn  noi gương thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Con cố gắng trở nên bông hồng của tình yêu Thiên Chúa trong Giáo Hội và xã hội, theo linh đạo của Tu Đoàn Nữ Tu Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

            Con là (hoặc tu sĩ)…xin tuyên khấn với Chúa qua việc tuân giữ ba lời khuyên Phúc âm là tuân phục, khiết tịnh và khó nghèo nhờ sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria và Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong tay của Chị …BTTQ và những vị kế nhiệm (hoặc Chị..., đại diện Chị BTTQ và những người kế nhiệm). Con sẽ vâng phục Chị và những người kế nhiệm Chị trong một năm (trọn đời),            

103.     Để được hữu hiệu, việc khấn tạm đòi buộc : 

            10 Người sắp tuyên khấn tối thiểu phải được mười tám tuổi trọn ;

            20 Việc tập tu đã được thực hiện hữu hiệu ;

            30 Việc nhận cho khấn phải được tự do thực hiện do bề trên có thẩm quyền với sự biểu quyết      của ban cố vấn chiếu theo quy tắc của luật;

            40 Lời tuyên khấn phải được phát biểu cách minh nhiên và không do bạo lực, sợ hãi nghiêm trọng hoặc man trá;

            50 việc nhận lời khấn phải được thực hiện do chính bề trên hợp pháp, hoặc nhờ một người khác (GL 656)

104.  Khi thời gian khấn tạm 3 năm đã hoàn tất, tu sĩ được tự do xin khấn lại hoặc khấn trọn đời nếu thấy thích hợp, ngoài ra tu sẽ phải rời Hiệp Hội / Tu đoàn (điều 657 § 1)           

105.     § 1. Trong Hiệp Hội / Tu đoàn của chúng ta, mọi thành viên sau khi khấn lần đầu phải được tiếp tục huấn luyện để họ sống trọn vẹn đời sống riêng của Hiệp Hội /Tu Đoàn và để họ thực hiện thích đáng hơn sứ mệnh của Hiệp Hội / Tu đoàn. (điều 659 § 1)

            § 2. Bởi vậy, luật riêng phải qui định chương trình và thời gian huấn luyện nầy, lưu ý đến các nhu cầu của Giáo Hội, đến các hoàn cảnh của con người và thời đại, như mục đích và đặc tính của Hiệp Hội / Tu đoàn  đòi hỏi (điều 659 § 2)

106.     §1 Việc huấn luyện phải có hệ thống, thích nghi với khả năng của các thành viên, bao gồm mặt tâm linh và mục vụ, mặt lý thuyết và thực hành, để được cả những văn bằng thích hợp, đạo cũng như đời, nếu xét là thuận lợi (điều 660 § 1)

            § 2. Suốt thời gian huấn luyện nầy, những thành viên không được trao phó những chức vụ và những công việc gây cản trở việc đào tạo. (điều 660 § 2)  

107.     §1 Chị Tổng Phụ Trách với sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn bổ nhiệm một Chị Khấn Trọn để trở thành Chị Phụ Trách các Thành Viên Khấn Tạm (điều 660 §1)

            § 2. Nhiệm kỳ của Chị Phụ Trách các Thành Viên Khấn Tạm là 4 năm.           

108. Quyền chấp nhận cho một Thành Viên khấn lại hoặc khấn trọn thuộc về chị Trưởng Miền với sự  chấp thuận của Ban Cố Vấn Miền, sau khi đã tham khảo ý kiến của Chị Phụ Trách của thành viên khấn tạm và Chị Trưởng Cộng Đoàn. 

109.     Trước khi khấn trọn đời, Chị Em được dự tĩnh tâm 5 ngày.

7. Giai đoạn Khấn trọn 

110.     Trước khi khấn trọn đời, Chị Em sẽ viết một bản di chúc về tài sản của chị nếu có. Việc này cần phải làm đúng theo luật dân sự (x. điều 668 § 1).

111.     Suốt đời, các tu sĩ phải ân cần tiếp tục việc đào tạo tâm linh, đạo lý và thực hành của mình, còn Bề Trên hãy giúp đỡ và lo cho họ có thời giờ dùng vào việc ấy (điều 661). 

 

CHƯƠNG VI

ĐIỀU HÀNH

1. Cơ cấu Hiệp Hội / Tu Đoàn 

112.     Hiệp Hội /Tu Đoàn Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu bao gồm nhiều Miền.

            §1. Mỗi Miền có thể có một hay nhiều cộng đoàn dưới sự lãnh đạo của Chị Trưởng Miền. 

            §2. Mỗi Cộng Đoàn bao gồm một số thành viên dưới sự điều khiển của Chị Trưởng Cộng Đoàn. 

113.     Hiệp Hội /Tu Đoàn Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu gồm 2 cấp:   Trung Ương và Địa Phương cũng gọi là Miền (điều 581) .      

114.     Trong thời gian mới thành lập, Vị Sáng Lập có toàn trên tất cả Chị Em trong Hiệp Hội /Tu Đoàn. Ngài có thể trao quyền điều hành điều hành Hiệp Hội /Tu Đoàn cho ChịTổng Phụ Trách cùng với Ban Cố Vấn.              

2. Nguyên tắc điều hành 

115.     Các Bề Trên hãy thi hành, trong tinh thần phục vụ, quyền bính đã lãnh nhận từ Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Giáo Hội. Vì thế, ngoan ngoãn theo ý Chúa trong nhiệm vụ phải chu toàn, các Bề Trên hãy lãnh đạo các người thuộc quyền như con cái của Thiên Chúa, và trong khi với lòng tôn trọng nhân vị khuyến khích họ tuân trọng tự nguyện. Các Bề Trên hãy sẵn sàng lắng nghe họ và cổ võ họ cộng tác để mưu ích cho Giáo Hội và cho Tu Hội, nhưng vẫn giữ nguyên quyền các Ngài quyết định và truyền dạy những gì phải làm (điều 618).           

116.     §1.Hiệp Hội /Tu Đoàn được hưởng quyền tự trị chính đáng trong sinh hoạt, điều hành và đào tạo các thành viên (điều 586 §1). Các Chị Trưởng điều hành Cộng Đoàn theo Hiến Pháp của Hội Hội /Tu Đoàn.

            §2. Việc duy trì và bảo vệ quyền tự trị ấy thuộc về các Đấng Bản Quyền địa phương (điều 586 §2) 

117.     Cơ cấu điều hành của Hiệp Hội / Tu Đoàn như sau:

            a. Quyền bính cao nhất trong Hiệp Hội / Tu Đoàn là Tổng Hội khi đang diễn ra.

            b. Khi Tổng Hội Không diễn ra, quyền bính cao nhất ở Chị Tổng Phụ Trách hay cũng gọi là Bề Trên Tổng Quyền theo Hiếp Pháp.

            c. Bề Trên Tổng Quyền được phụ giúp do Ban Tổng Cố Vấn gồm 4 Chị Em được bầu lên. Chị Cố Vấn thứ nhất là Tổng Đại Diện của Hiệp Hội / Tu Đoàn. Chị có thường quyền, chiếu theo những qui định của Hiếp Pháp về việc điều hành Hiệp Hội / Tu Đoàn (xem điề 475 § 1)

            d. Thẩm quyền của để phận chia Hiệp Hội / Tu Đoàn thánh tỉnh dòng, miền hoặc phụ tỉnh thuộc về BTTQ cùng với phiếu thuận của Ban Cố Vấn (điều 581)            

118.    Chị Em hãy cộng tác với Bề Trên và sẵn sàng vâng phục họ. Bề Trên những xem quyền bình được trao ban để phục vụ, do đó, phải hành sử với long kính trọng Chị Em. Bề Trên cần tham khảo với Chị Em trước khi quyết định những điều liên quan đến họ. Bề Trên cần khuyến khích Chị Em xử dụng tài năng và sáng tạo khi làm công việc của Chúa. Bề Trên và Chị Em cùng tìm kiếm ý Chúa trên hết mọi sự, và thi hành ý này như hướng dẫn cho những quyết định của Hiệp Hội / Tu Đoàn. 

119.     § 1. Mỗi thành viên buộc phải tuân phục Giáo Hoàng, như là Bề Trên tối thượng của mình, cũng do dây ràng buộc thiêng liêng của đức tuân phục (điều 590 §2)

            § 2. Các tu sĩ thuộc quyền các Giám mục mà họ buộc phải tận tình kính cẩn và tôn trọng trong những gì liên quan đến việc coi sóc linh hồn, việc cử hành công cộng phụng tự thánh và các việc tông đồ khác (điều 678 § 1).

            § 3. Trong công việc tông đồ ở ngoài, các tu sĩ cũng ở dưới quyền các Bề trên của mình, và phải trung thành với kỷ luật của Hiệp Hội /Tu Đoàn; nếu cần, chính các Giám mục đừng quên thúc bách họ thi hành nghĩa vụ nầy. (điều 678 §2) 

3.Tổng Điều Hành

 3.1. Tổng Hội

120.     §1. Tổng Hội có thẩm quyền tối cao của Hiệp Hội / Tu Đoàn theo Hiến Pháp. Đó là dấu chỉ hiệp nhất trong yêu thương.

            §2. Đại Hội có 2 loại: a). Thường Kỳ: cứ bốn năm được triệu tập một lần; b)  Bất Thường: được triệu tập do Tổng Phụ Trách ngoài thời gian thường kỳ.

121.     Nhiệm vụ chính của Tổng Hội như sau:

                  a. Cỗ vũ và bảo vệ tài sản của Hiệp Hội /Tu Đoàn (điều 578).

                  b. Bầu cử Tổng Phụ Trách và bốn Tổng Cố Vấn.

                  c. Bàn luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Những quyết định sẽ có giá trị nếu được chấp thuận với số phiếu tối đa, tức trên năm mươi phần trăm số phiếu của những thanh viên tham dự. Nếu sau hai lần bỏ phiếu mà kết quả đôi bên ngang nhau, thì vị chủ tọa có thể giải quyết sự ngang nhau bằng phiếu của mình (điều 119)

         d. Đề ra những quy định ràng buộc tất cả các thành viên thi hành (GL 631 §1).

         e. Tu chính Hiến Pháp với số phiếu tuyệt đối hai phần ba  để được thẩm quyền Giáo Hội chuẩn nhận (điều 595 & 583). 

122. Quyền triệu tập Đại Hội thuộc về BTTQ hoặc Tổng Đại Diện, trong trường hợp vai trò BTTQ bị trống hay vị này bị ngăn trở. 

123.   Những Thành Viên sau đây có quyền tham dự Đại Hội:

            a. Tổng Phụ Trách

            b. Bốn Tổng Cố Vấn

            c. Cựu Tổng Phụ Trách mới đây

            d. Tổng Thư Ký

            e. Tổng Quản Lý

            f.  BT Miền

            g. BT Địa phương

            h. Các Thành Viên được đề cử 

3.2. Bề Trên Tổng Quyền

124      § 1 Điều kiện làm Bề Trên Tổng Quyền phải là một thành viên phải là đã khấn hứa trọn đời ít nhất 3 năm (điều 623).  Ngoài ra, chị cần phải có những phẩm chất sau đây: trung thành với giáo huấn của Giáo Hội và đặc sủng của Hiệp Hội / Tu Đoàn.

            § 2 BTTQ được bầu lên Trong Tổng Hội với nhiệm kỳ 6 năm và có thể được tái nhiệm lần thứ hai, nhưng không thể được đến nhiệm kỳ thứ ba mà không có gián đoạn (can. 624 § 2)

            § 3 BTTQ phải được trúng cử với số phiếu đa số tuyệt đối. Nếu chưa đủ số phiếu đa số tuyệt đối trong lần thứ nhất, sẽ lập tức bầu cử lần thứ hai. Nếu chưa có Chị nào hội đủ số phiếu đa số tuyệt đối trong lần thứ hai, vị chủ tọa nêu tên của ba Chị có nhiều số phiếu nhất để chọn lực trong lần bầu cử thứ ba. Ai được nhiều phiếu hơn sẽ trúng cử. Nếu hai Chị có cùng số phiếu, Chị khấn trước trong Tu Đoàn sẽ trúng cử. Nếu hai Chị khấn cùng ngày thì Chị cao tuổi hơn sẽ được Chị chủ tọa tuyên bố trúng cử.

            § 4. BTTQ cai quản tất cả các Chị và những tu xá của Hiệp Hội / Tu Đoàn (điều 622). 

125.   Nhiệm vụ chính của Tổng Phụ Trách là:  

  1. BTTQ phải chăm chỉ chu toàn nhiệm vụ của mình. Cùng với Chị Em được trao phó cho Chị, Chị phải cố gằng xây dụng một cộng đồng chị em trong Chúa Kitô đề tìm kiếm và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự (điều 619). Chị phục vụ Chị Em trong Hiệp Hồi / Tu Đoàn theo gương Chúa Giêsu hiềm lành và khiêm nhường.
  2. Hai năm một lần, BTTQ phải đi kinh lý các Cộng đoàn và mỗi Chị Em.
  3. Triệu tập và chủ tọa Tổng Hội
  4. Phổ biến đến các Chi Em những văn kiện của Đức Thánh Cha liên quan đến các thành viên và bảo đảm các văn kiện này được thi hành đúng đắn (G.592 §2).
  5. Vì ích lợi của tất cả trong Hiệp Hội / Tu Đoàn, Chị có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Chị Em với sự ưng thuận của Ban Tổng Cố Vấn.
  6. Bổ nhiệm Chị Em vào các việc tông đồ và cộng đoàn
  7. Chấp nhận Chị Em được khấn tạm và khấn trọn 

126     Khi BTTQ muốn từ chức phải bầy tỏ ý định cho Ban Cố Vấn và lý do nghiêm trọng lên Đức Giám Mục nơi Nhà Mẹ tọa lạc. Vị Giám Mục này có thẩm quyền chấp nhận hay từ chối việc từ chức.

3.3.Tổng Đại Diện

127. Đệ Nhất Tổng Cố Vấn  làTổng Đại Diện, sẽ thay thế BTTQ khi vắng mặt hay bị ngăn trở. 

128. Khi BTTQ từ chức hoặc không còn năng lực điều hành hoặc qua đời, Tổng Đại Diện sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo Hiệp Hội / Tu Đoàn cho tới khi BTTQ mời được bầu lên

 3.4. Tổng Cố Vấn

129.    § 1. Ban Tổng Cố Vấn bao gồm 4 Chị khấn trọng đời được bầu lên trong Tổng Hội với nhiệm kỳ 6 năm. Các Tổng Cố Vấn có thể được tái cử nhiều lần.

            § 2. Chị được nhiều phiếu nhất sẽ là Tổng Đại Diện của Hiệp Hội / Tu Đoàn

            § 3 BTTQ triêu tập BanTổng Cố Vấn họp hàng năm hoặc khi những vấn đề của Hiệp Hội / Tu Đoàn đòi hỏi Ban Cố Vấn họp lại.

 Tổng Phụ Trách có thể triệu tập Ban Tổng Cố Vấn khi nào cần thiết.

            § 4. Tổng Cố Vấn giúp ý kiến chị BTTQ trong những vấn đề quan trọng. Các Cố Vấn cũng phải góp ý hoặc đồng ý với những quyết định, chiếu theo Giáo luật và Hiến pháp 

 130.    BTTQ cần được sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn trong những vấn đề sau:

            a. Chấp thuận tập sinh khấn tạm.

            b. Chấp thuận cho Chị Em tái khấn.

            c. Chấp thuận Chị Em khấn trọn đời.

            d. Chấp thuận việc từ chức của Tổng Phụ Trách Mua sắm hoặc chuyển nhượng tài sản của Hiệp Hội / Tu Đoàn, theo luật Giáo Hội và luật riêng của Hiệp Hội /Tu Đoàn (GL 638)

            e. Thiết lập một nhà của Hiệp Hội / Tu Đoàn với văn bản cho phép của Giám mục giáo phận. (điều 609 §1)

            f. Giải thể một nhà của Hiệp Hội / Tu Đoàn (điều 616 §1)

            g. Thiết lập, di chuyển hoặc hủy bỏ Tập Viện (điều 647 § 1)

            h. Cho phép Chị Em sống ngoại vi không quá 3 năm (điều 686 §1)

            i.  Chấp thuận việc Chị Em khấn rời Hiệp Hội / Tu Đoàn (điều 688 § 2)

            l.  Phân chia các Miền và bổ nhiệm Chị Trưởng Miền cùng Ban Cố Vấn Miền (điều 581)

            n. Việc bổ nhiệm và bãi nhiệm của Bề Trên địa phương, Giám Đốc Huấn Luyện, Tổng Thư Ký, Tổng Quản Lý

            m. Thủ đắc, chấp hữu, quản trị và di nhượng các tài sản trần thế của Hiệp Hội / Tu Đoàn (diều 634) theo các qui định của Giáo Hội (điều 635) 

131.   Nếu một Tổng Cố Vấn từ chức, Tổng  Phụ Trách với sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn sẽ bổ nhiệm một Tân Tổng Cố Vấn để hoàn tất nhiệm kỳ.          

3.5. Tổng Thư Ký

132.   §1. Tổng Thư Ký được bổ nhiệm do Tổng Phụ Trách với sự đồng ý của Ban Tổng  Cố Vấn trong một nhiệm kỳ 6 năm và có thể được tái bổ nhiệm. 

            §2. Tổng Thư Ký phải là một Chi khấn trọn.

            §3. Chị có thể là một trong những Tổng Cố Vấn. Nếu Chị không phải là Tổng Cố Vấn thì không có quyền bỏ phiếu trong Ban Tổng Cố Vấn.

            § 4. Chị có nhiệm vụ giữ an toàn những giấy bổ nhiệm, thư từ, tài liệu, biên bản họp hành và văn khố của Hiệp Hội / Tu Đoàn   

3.6. Tổng Quản Lý

133.    § 1. Tổng Quản Lý được Tổng Phụ Trách bổ nhiệm với sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn trong nhiệm kỳ 6 năm và  có thể được tái bổ nhiệm.

            § 2.  Tổng Quản Lý phải là một Chị khấn trọn. 

            § 3.  Chị có nhiệm vụ giữ an toàn tất cả những trương mục ngân hàng, giấy tờ nhà đất và  tài sản, của cải và gia sản của Hiệp Hội /Tu Đoàn.

            § 4.  Báo cáo hàng năm về tình hình tài chánh của Hiệp Hội / Tu Đoàn lên BTTQ và Ban Tổng Cố Vấn. Báo cáo chi thu mỗi 6 tháng của mỗi cộng đoàn và mỗi nhóm của Hiệp Hội / Tu Đoàn           

4. Điều Hành Miền 

134.    § 1. Miền bao gồm một hoặc nhiều Cộng Đoàn trong một vùng lãnh thổ được lãnh đạo bởi vị Trưởng Miền và Ban Cố Vấn Miền.

            § 2.  Miền có thể tổ chức Đại Hội Miền để liên đới chặt chẽ hơn, thảo luận những vấn đề hoặc hướng đi chung, cùng nhau cộng tác sứ vụ chung của Hiệp Hội / Tu Đoàn       

4.2. Chị Trưởng Miền

135.    § 1. Chị Bề Trên Miền phài là một Chị đã khấn trọn đời (điều 623).

           § 2. Chị Bề Trên Miền được bổ nhiệm do Chị Bề Trêm Tổng Quyền cho nhiệm kỳ 4 năm (điều 623) và có thể tái nhiệm.

           § 3.  Nhiệm vụ của Chị Bề Trên Miền là:

                        a. Phát triển sự thăng tiến thiêng liêng và nhân bản trong các thành viên; 

                        b. Viếng thăm thường xuyên các Chị Em tại Cộng Đoàn Miền.

                        c. Triệu tập và chủ tọa Đại Hội Miền

                        d. Đại diện Miền tham dự các sinh hoạt xã hội và Giáo Hội

                        e. Bổ nhiệm Thư Ký Miền và Quản Lý Miền

4.3. Ban Cố Vấn Miền

136.    § 1. Ban Cố Vấn Miền gồm 2 Chị Cố Vấn được Bề Trên Tổng Quyền bổ nhiệm.

            § 2. Các Chị Cố Vấn có nhiệm kỳ kéo dài 4 năm và được tái nhiệ.

            § 3. Các Chị Cố Vấn góp ý kiến và cộng tác với Bề Trên Miền trong việc điều hành Miền. 

5. Cộng Đoàn Địa Phương.

137.    § 1. Cộng đoàn là đơn vị căn bản của Hiệp Hội / Tu Đoàn bao gồm ít nhất 3 thành viên đã khấn trọn hoặc khấn tạm (điều 115 §2).

            § 2. Cộng đoàn có thời biểu sinh hoạt liên quan đến phụng vụ, tông đồ, đời sống chung và sứ vụ chung.

            § 3. Tùy hoàn cảnh mỗi địa phương, cộng đoàn hãy ra sức làm chứng tá tập thể cách nào đó về đức ái và nghèo khó, và tùy sức góp phần nào của cải mình để đáp ứng những nhu cầu của Giáo Hội, và việc cứu trợ những người túng thiếu (điều 640).

138.    § 1. Bề Trên cộng đoàn địa phương là một Chị khấn trọn.

            §2. Bề Trên cộng doàn địa phương được Bề trên Miền bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm để điều hành những sinh hoạt của cộng đoàn và tham dự vào trong những sinh hoạt của xã hội và Giáo hội, với tư cách đại diện chính thức của cộng đoàn.

            § 3. Bề Trên cộng đoàn có thể bổ nhiệm Chị Em đảm nhiệm chức Thư Ký và Quản Lý cộng đoàn với nhiệm kỳ 4 năm. 

CHƯƠNG VII

QUẢN TRỊ TÀI SẢN 

1. Quản trị Tài sản 

139.     §1. Việc quản trị tài sản của Hiệp Hội / Tu Đoàn thể hiện và nuôi dưỡng tinh thần phục vụ theo khó nghèo Phúc Âm. Điều này được quy định bởi các nguyên tắc trong Quyển V về ‘Tài Sản Thế Tục của Hội Thánh’, và bởi Hiến Pháp của Hiệp Hội /Tu Đoàn Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

            §2. Việc quản trị tài sản giải đem lại những điều kiện thiết yếu cho đời sống thường nhật và sứ vụ bác ái của các Thành Viên. Do đó, cộng doàn cần mua sắm, bảo trỉ các ngôi nhà đơn sơ để các Thành Viên chung sống trong tình bác ái huynh đệ. 

140.     Nguồn chính của tất cả tài sản thuộc Hiệp Hội / Tu Đoàn Nữ Tu Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chính là sự làm việc chăm chỉ và bền bỉ của các Thành Viên biết khôn ngoan sử dụng chúng. Đồng thời, những ân nhân cũng đóng góp và yểm trợ tài chánh cho đời sống và hoạt động tông đồ của các Chị Em. 

141.     Chị Em phải làm việc để tự chu cấp cho bản thân và các sứ vụ chúng ta. Những ai sống trong Cộng Đoàn sẽ đóng thu nhập của mình cho Quản Lý Cộng Đoàn. Tuy nhiên, họ cũng có thể, giữ một phần thu nhập của mình để chu cấp cho gia đình và các sự dụng riêng theo quyết định của Tổng Hội. Những Chị Em sống riêng hoặc với gia đình cha mẹ, cũng phải đóng góp theo quyết định của Tổng Hội.

142.  Bất kỳ điều gì có được nhân danh Hiệp Hội / Tu Đoàn hay Cộng Đoàn đều thuộc về Hiệp Hội /Tu Đoàn Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Bất kỳ điều gì đến với các chị dù bằng bất kỳ cách nào qua hưu trí, trợ cấp hay bảo hiểm cũng đều phải thuộc về Hiệp Hội /Tu Đoàn (điều 668, § 3), trừ khi Chị Tổng Phụ Trách và Ban Tổng Cố Vấn quyết định cách khác. 

143. Cộng Đoàn địa phương sẽ đóng góp một phần phúc lợi kinh tế cho Hiệp Hội / Tu Đoàn, tùy theo khả năng của mình.

144.. Hiệp Hội / Tu Đoàn có quyền sở hữu những tài sản, tiền bạc  cần thiết cho đời sống và công việc của mình, nhưng nên tránh sự xa hoa và giàu có dư thừa. Các tài sản của Hiệp Hội / Tu Đoàn sẽ được dùng cho các nhu cầu cấp thiết của Cộng Đoàn dưới sự điều hành của vị Tổng Phụ Trách cùng với Tổng Thủ Quỹ (điều 634). 

2. Các nguyên tắc quản trị kinh tế

2.1. Trách Nhiệm QuảnTrị 

145.     Tất cả tiền bạc, thu nhập và sự chi tiêu, phải được đưa vào sổ sách quản trị. Các khoản nợ và/ hoặc các nghĩa vụ tài chính cũng phải được đưa vào sổ sách một cách chính xác. 

146. Tất cả các Quản Lý phải lưu giữ sổ sách chính xác và thứ tự. Vào cuối nhiệm kỳ của mình, họ sẽ bàn giao tất cả các hồ sơ giao dịch cho người  kế nhiệm. Cũng thế, các quản trị viên chịu trách nhiệm một số dự án đặc biệt phải trình tất cả hồ sơ cho Quản Lý Miền khi dự án hoàn tất. 

147. Tiền chỉ gửi ở những ngân hàng uy tín, đứng tên Gia Đình Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Ngân hàng được chọn bởi vị Tổng Quản Lý với sự đồng ý của vị Bề Trên Tổng Quyền. Tiền gửi ở các ngân hàng chỉ có thể rút ra khi có hai chữ ký.

148.     Các báo cáo hàng năm từ các cộng đoàn địa phương sẽ được trình lên Tổng Quản Lý để phân tích, hai tháng sau khi kết thúc năm tài chính, diễn ra vào ngày 31 tháng 12. Tất cả các báo cáo tài chính đều phải được lập theo mẫu quy định của văn phòng Tổng Quản Lý.

2.2. Hạn Chế Chi Tiêu và Chuyển Nhượng Tài Sản

149.     Tổng Hội sẽ ấn định số tiền mà các Bề Trên Cộng Đoàn Địa Phương, Bề Trên Miền và Bề Trên Tổng Quyền có thể chi tiêu hay cho phép họ có thể chi tiêu với sự đồng ý của Ban Cố Vấn Miền hoặc Ban Tổng Cố Vấn. 

150.     Bề Trên Tổng Quyền cần sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn để chuyển nhượng bất động sản và động sản, để ký kết các khoản nợ và cam kết tài chính không vượt quá mức quy định của Tổng Hội. 

151. Bề Trên Tổng Quyền như là đại diện của Hiệp Hội / Tu Đoàn, với sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn, có thể ký kết các hợp đồng liên quan đến việc sử dụng tài sản của Hiệp Hội / Tu Đoàn. 

152.     Tài sản của Hiệp Hội / Tu Đoàn không được bán hay cho thuê đến người đang nắm giữ chức trách hoặc thân nhân trong vòng bốn đời cùng huyết thống hay quan hệ thân thuộc nếu không có phép bằng văn bản của Tổng Phụ Trách (điều 1298) 

2.3. Ngân Sách

153.   Để việc quản trị tài chính theo tính cách hiện đại và hiệu quả, tất cả cộng đoàn sẽ tham gia vào việc soạn thảo ngân sách hằng năm. Tất cả Thành Viên sẽ tham gia vào việc soạn thảo ngân sách địa phương hằng năm để BTTQ và Ban Tổng Cố Vấn phê chuẩn. 

154. Các ngân sách và chi tiêu của một cộng đoàn địa phương vượt quá mức quy định của Đại Hội, cần được phê chuẩn do Bề Trên Tổng Quyền / Tổng Phụ Trách và Ban Tổng Cố Vấn. 

2.4. Các Khoản Nợ

155.     BTTQ / Tổng Phụ Trách và Ban Tổng Cố Vấn, cùng tất cả các thành viên, phải cẩn thận tránh phát sinh các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính trừ phi rõ ràng và chắc chắn rằng khoản nợ có thể trả được vào một thời gian hợp lý. (điều. 639 §5).

156.   Khi một Thành Viên làm phát sinh các khoản nợ hay nghĩa vụ mà không có sự cho phép của Chị Trưởng của mình, thì trách nhiệm thuộc về người ấy, chứ không thuộc về cộng đoàn địa phương hay Hiệp Hội / Tu Hội (điều 639 §3). 

 

 

 

 

2.5. Bảo Hiểm

157.     §1. Các Thành Viên cần được có bảo hiểm y tế, hưu trí, và nhân thọ ở một công ty bảo hiểm có uy tín.

            §2. Các Cộng Đoàn cũng cần bảo hiểm về xe, cơ sở, các công trình xây dựng và các tài sản khác.

            §3. Các Quản Lý ở các cấp phải giám sát sự thực hiện bào hiểm. 

2.6. Quản Trị Tài Sản Không Phải Của Cộng Đoàn

158.     Vì lời khấn hứa thanh bần, Chị Em không được phép quản trị những tài sản thuộc về giáo dân hoặc giữ những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải tường trình sổ sách tài chánh; cũng không được đứng ra bảo đảm, cho dù dựa vào tài sản riêng mình, nếu không tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền riêng; cũng thế, họ phải tránh ký kết những thương phiếu tài chính vì đó mà họ buộc phải trả tiền, dù không xác định rõ nguyên do (x. điều  285, § 4)

 2.7. Người Làm Công

159.     Chị Em phải tuân thủ luật đời về việc quy định lao động và đời sống xã hội cho phù hợp với các nguyên tắc của Giáo Hội và những đòi hỏi của Tin Mừng. Các Chị Em phải trả mức lương thích đáng cho người làm việc với chúng ta. (điều 1286 §§ 1-2). 

 

CHƯƠNG VIII

CÁC THÀNH VIÊN RỜI BỎ HIỆP HỘI/ TU ĐOÀN 

1. Việc chuyển sang Tu Hội / Tu Đoàn khác

160.     Các Thành Viên muốn chuyển sang Tu Hội hoặc Tu Đoàn khác, phải tuân giữ các điều 684 & 685. 

2. Rời bỏ Hiệp Hội / Tu Đoàn 

161.     Các Thành Viên muốn rời bỏ Hiệp Hội /Tu Đoàn, phải tuân giữ các điều 686-693.

3. Việc sa thải các Thành Viên

162.     Các Thành Viên có thể bị sa thải, chiếu theo các điều 694-701.

4. Đối xử với các cựu Thành Viên 

163.     §1 Những thành viên đã ra khỏi hội dòng cách hợp pháp hoặc đã bị sa thải khỏi hội dòng cách hợp pháp, thì không được đòi hỏi hội dòng điều gì về bất cứ công việc nào đã làm trong đó (điều 702 § 1)

            §2. Tuy nhiên, Hiệp Hội /Tu Đoàn phải giữ sự hợp tình hợp lý và đức bác ái của Phúc âm đối với thành viên đã rời khỏi tu hộ (điều 7020 § 2)

5. Sa thải ngay tức khắc 

164. Trong trường hợp sinh gương xấu nặng bên ngoài hoặc sắp xảy ra một thiệt hại nặng cho Hiệp Hội / Tu Đoàn, thì Tổng Phụ Trách, hoặc nếu chờ đợi sẽ có nguy hại, thì Trưởng Miền, với sự chấp thuận của Ban Cố Vấn Miền, có thể sa thải một thành viên ra khỏi Hiệp Hội / Tu Đoàn ngay tức khắc. Nếu cần, Tổng Phụ Trách phải lo tiến hành thủ tục sa thải chiếu theo quy tắc của luật hoặc phải đệ trình sự việc lên Giám Mục của Trụ Sở Trung Ương (điều 703).

 

CHƯƠNG IX:

ĐÒI BUỘC TUÂN GIỮ HIẾN PHÁP 

1. Hiến Pháp 

165.     §1. Hiến Pháp là luật lệ nền tảng của Hiệp Hội / Tu Đoàn, dựa theo Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội nhằm mục đích giúp tất cả các Chị Em sống theo lời giảng dậy và gương mẩu Chúa Kitô vâng phục, khiết tịnh và thanh bần (điều 662). Đồng thời, Hiến Pháp cũng đưa ra những quy định về bản chất, mục đích, đời sống, đào tạo, tông đồ và quản trị của Hiệp Hội /Tu Đoàn.

         §2. Việc giải thích chính thống về Hiến Pháp thuộc về Đức Giám Mục Bản Quyền của Trụ Sở Trung Ương.

         §3. Tất cả các Chị Em sống trung thành ơn gọi theo Hiếp Pháp với tinh thần tự do và thiện chí để làm sáng danh Chúa Ba Ngôi. 

2. Chỉ Thị 

166.     Các Chỉ Thị là những quy tắc riêng biệt được Đại Hội hoặc Tổng Phụ Trách cùng với Ban Tổng Cố Vấn đưa ra, nhằm mục đích áp dụng và thi hành các khoản Hiếp Pháp. 

CHỮ VIẾT TẮT

AA         = “Apostolicam actuositatem”, 18-11-1965.

AG         = “Ad gentes”, 7-12-1965.

CD         = “Christus Dominus”, 28-10-1965.

Canon    =  “Code of Canon Law”

DH         =  “Dignitatis humanae”, 7-12-1965.

DM        =  “Dives in misericordia”, 30-11-1980.

DV         =  “Dei Verbum”, 18-11-1965.

ED         =  “Etsi pro debito”, Sisto V, 1-10-1586.

EN         =  “Evangelii nuntandi”, 8-12-1975.

ES          =  “Ecclesiae santae”, 6-8-1966.

ET          =  “Evangelica testficatio”, 29-6-1971.

GS         =  “Gaudium et spes”, 7-12-1965.

GL         =  “Codex Iuris Canonicis”. 25.1.1983

LG         =  “Lumen Gentium”, 21-111964.

MC        =  “Marialis cultus”, 2-2-1974.

MR        =  “Mutuae relationes”, 14-5-1978.

OPR       =  “Ordo professionis religiosae, 2-2-1970.

PC         =  “Perfectae caritatis”, 28-10-1965.

PO         =  “Presbyterorum Ordinis”, 17-12-1965.

ROU      =  “Religiosi e promozione umana”, 1978.

SC         =  “Sacrosantum concilium”, 3-12-1963.

VC         =  “Vita Consecrata”, 25.3.1996.

 

Chị Tổng Phụ Trách / Bề Trên Tổng Quyền

Chị Trưởng Miền / Bề Trên Miền

Chị Phụ Trách Tập Sinh

Chị Phụ Trách Khấn Sinh

Chị Phụ Trách Huấn Luyện

Chị Trưởng Cộng Đoàn.

Chị Quản lý

Điều =  Điều khoản Giáo Luật